Tống Anh Tông
Tống Anh Tông

Tống Anh Tông

Tống Anh Tông (chữ Hán: 宋英宗, 16 tháng 2, 1032 - 25 tháng 1, 1067), thụy hiệu đầy đủ Thể Càn Ứng Lịch Long Công Thịnh Đức Hiến Văn Túc Vũ Duệ Thánh Tuyên Hiếu hoàng đế (體乾應歷隆功盛德憲文肅武睿聖宣孝皇帝), tên thật là Triệu Tông Thực (趙宗實), hay Triệu Thự (趙曙), là vị Hoàng đế thứ năm của vương triều Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông là hoàng tằng tôn của Tống Thái Tông, được phong làm Trữ quân kế vị cho hoàng thúc là Tống Nhân Tông vốn không có hoàng tử. Sau khi Nhân Tông từ trần năm 1063, ông trở thành hoàng đế nhà Tống. Trong 4 năm ở ngôi, ông chỉ sử dụng 1 niên hiệuTrị Bình (治平).Tuy chỉ trị vì trong thời gian ngắn ngủi, nhưng Tống Anh Tông đã lập được nhiều thành tích đáng kể cho vương triều: ổn định chính sự trong nước, phát động biên soạn Thông giám và bên ngoài hòa hảo với Tây Hạ. Về tình hình chính sự, trong thời gian đầu trị vì của ông, quyền lực trong triều nằm trong tay Tào thái hậu. Mãi đến năm 1064, Anh Tông mới đích thân chấp chính. Trong thời gian này xảy ra tranh cãi về lễ nghị kéo dài tới 10 tháng, kết quả phụ thân ruột của Anh Tông được gọi là hoàng khảo. Tháng giêng năm 1067, Anh Tông qua đời. Ngôi hoàng đế được truyền cho hoàng tử trưởng là Dĩnh vương Triệu Húc, tức Tống Thần Tông.

Tống Anh Tông

Kế nhiệm Tống Thần Tông
Thân mẫu Tiên Du huyền quân Nhâm thị
Tiền nhiệm Tống Nhân Tông
Thê thiếp Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu Cao thị
Triều đại Nhà Bắc Tống
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Tống Thần Tông
Ngô Vinh vương Triệu Hạo
Nhuận vương Triệu Nhan
Ích Đoan Hiến vương Triệu Quân
4 công chúa (xem văn bản).
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Triệu Tông Thực (趙宗實)[1]
Triệu Thự (趙曙)[2]
Niên hiệu
Trị Bình (治平): 1064-1067)
Thụy hiệu
Thể Càn Ứng Lịch Long Công Thịnh Đức Hiến Văn Túc Vũ Duệ Thánh Tuyên Hiếu hoàng đế
(體乾應歷隆功盛德憲文肅武睿聖宣孝皇帝)[3]
Miếu hiệu
Anh Tông (英宗)
Trị vì 2 tháng 5 năm 106325 tháng 1 năm 1067
(&0000000000000003.0000003 năm, &0000000000000258.000000258 ngày)
Sinh (1032-02-16)16 tháng 2, 1032
Mất 25 tháng 1, 1067(1067-01-25) (34 tuổi)
Trung Quốc
Tôn giáo Phật giáo
An táng Vĩnh Định Lăng
Thân phụ Bộc An Ý vương Triệu Doãn Nhượng